Đ/c: 24 Đường 3/2, Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0935394415 - Skype: Tuongnuyen
Mail: Dieuhanhtuandung@gmail.com
Home » » PHỐ CỔ HỘI AN VẺ ĐẸP TIỀM ẨN

PHỐ CỔ HỘI AN VẺ ĐẸP TIỀM ẨN

Written By Tuongnguyen on Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014 | 11:04

Ngay từ giây phút bước chân vào lãnh thổ Hội An, du khách sẽ có cảm giác quay trở lại thời xa xưa, nơi mà không có bóng dáng của cuộc sống hiện đại. Cái không khí yên ả của Hội An khiến du khách có cảm giác thanh thản nhẹ nhàng đến lạ kì…


Góc nhỏ ở Hội An
Thành phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía đông nam, cách thị xã tỉnh lỵ Tam Kỳ 60km về phía đông bắc. Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hải trình thương mại đông – tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong – Việt Nam dưới triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan … thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. 
Chùa Cầu (Hội An)
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội An đã được thế giới biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau. Phổ biến nhất là: Faifo, Haisfo, Hoài phố, Ketchem, Cotam… Các di chỉ khảo cổ và các hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa nhiều nền văn hoá: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản … trong đó chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá Việt và Trung Hoa.
Nhà cổ Hội An
Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… và những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ.
Sông Hoài Hội An
Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính trông hư hư, thực thực như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Phố cổ về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn lồng kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên mỗi nhà.
Lồng đèn Hội An
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản … làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.
 Bài Chòi Hội An
Đặc sản Hội An
Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới.
Một kỳ nghỉ ở Hội An sẽ là một một trong những điểm lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một cảm giác yên bình, hiền hòa, không vướng vận bận những lo toan đời thường.
-St-

0 nhận xét:

Đăng nhận xét